Bệnh Gout là bệnh lý thường xảy ra phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên theo một số thống kê mới đây cho thấy rằng số lượng chị em mắc bệnh đang có xu hướng tăng. Bệnh gút ở phụ nữ cũng có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm mà chị em cần đặc biệt quan tâm.
1. Những triệu chứng nhận biết bệnh gút ở phụ nữ
Các triệu chứng dễ nhận biết bệnh gút ở phụ nữ
Bệnh gút ở phụ nữ thường trải qua 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng thì triệu chứng sẽ càng rõ ràng. Khi mới mới bi gút chị em phụ nữ sẽ chưa nhận thấy được những triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, bắt đầu từ giai đoạn thứ 2 thì chị em có thể dễ dàng gặp phải các dấu hiệu sau:
- Khớp xương đau dữ dội và đột ngột, cảm thấy nóng khi sờ vào.
- Sưng tấy khớp, cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc buổi sáng.
- Triệu chứng thường khởi phát ở khớp ngón chân đầu tiên sau đó mới lan ra các khớp khác.
- Khớp xuất hiện hạt tophi, đau dữ dội và còn có biểu hiện nhiễm trùng.
Thời gian của một đợt đau có thể kéo dài trong khoảng từ vài ngày cho đến vài tuần tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ.
Những có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn người khác đó là:
- Nữ giới trong độ tuổi mãn kinh: Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh có sự thay đổi nội tiết tố, nhất là estrogen – hormone sinh dục nữ. Estrogen có tác dụng hỗ trợ cân bằng quá trình sản xuất và đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Khi nồng độ estrogen suy giảm có thể làm tăng acid uric trong máu và dẫn đến bệnh gút.
- Người bị thừa cân béo phì: Tình trạng tích trữ quá nhiều mỡ trong cơ thể sẽ dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa, cản trở đào thải acid uric. Vì vậy, người thừa cân béo phì có nguy cơ cao bị gout.
Tham khảo thêm phương pháp chữa bệnh gout bằng cua đồng mang đến hiệu quả bất ngờ mà không tốn chi phí.
2. Chia sẻ phương pháp điều trị bệnh gút ở phụ nữ
Theo như các chia sẻ của các bác sỹ có kinh nghiệm chữa trị bệnh gút thì vẫn chưa có một phương pháp đặc hiệu nào dành cho bệnh gut nói chung và bệnh gút ở phụ nữ nói riêng. Do đó việc điều trị bệnh hướng đến mục đích làm giảm mức độ ảnh hưởng, đồng thời kiểm soát và đầy lùi các triệu chứng.
Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý hạn chế sử dụng các loại chất kích thích
Đảm bảo chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý
Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh gout. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh lý này.
Chị em cần lưu ý một số vấn đề sau trong điều chỉnh khẩu phần ăn:
- Hạn chế các nhóm thực phẩm giàu purin nhằm ngăn chặn quá trình sản sinh acid uric của cơ thể.
- Uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh, trái cây nhằm tăng cường trao đổi chất. Đồng thời hỗ trợ hoạt động của thận, giúp bài tiết cũng như giải phóng acid uric ra bên ngoài.
Ngoài ra, cần điều chỉnh những thói quen trong sinh hoạt:
- Không lạm dụng chất kích thích hay sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Cân bằng tốt thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Tránh xa những áp lực, stress trong công việc cũng như cuộc sống.
- Thường xuyên rèn luyện thể thao để có sức khỏe tốt, tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh thức khuya sau 23 giờ.
Sử dụng thuốc tây
Bác sĩ sẽ căn cứ vào biểu hiện triệu chứng cùng với mức độ nặng nhẹ của bệnh mà chỉ định những loại thuốc phù hợp. Chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng trong bất cứ trường hợp nào.
Nếu bệnh còn ở giai đoạn cấp tính thì các thuốc hạ acid uric thường sẽ được bác sĩ chỉ định. Sau đây là các thuốc được dùng phổ biến nhất:
- Colchicin
- Allopurinol
- Probenecid
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định các loại thuốc chống viêm không steroid để ức chế những cơn đau gout cấp tính. Tuy nhiên, chị em cần chú ý bởi tất cả các thuốc này đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Kịp thời báo cho bác sĩ nếu trong quá trình sử dụng gặp những vấn đề bất thường.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh gout ở phụ nữ khi hạt tophi có kích thước lớn xuất hiện tại khớp. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn tạo áp lực đè nén khiến khớp đứng trước nguy cơ bị phá hủy cấu trúc, biến dạng.
Phẫu thuật cũng sẽ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Đôi khi, chức năng vận động của người bệnh sẽ không được hồi phục như trước. Vì thế, chỉ được thực hiện khi bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro.
Trên đây là những chia sẻ cách lựa chọn địa chỉ chữa xương khớp ở đâu hiệu quả nhất . Hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm nay. Mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm chữa xương khớp ở đâu hiệu quả tốt chi phí hợp lý hiệu quả nhất . vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp ngay nhé.