Bệnh vôi hóa cột sống thắt lưng – Nguyên nhân & cách điều trị

Tìm hiểu về bệnh vôi hóa cột sống thắt lưng do nguyên nhân nào gây ra, triệu chứng ra sao, có biến chứng sang bệnh lý khác hay không? Cách điều trị như thế nào? Những chia sẻ giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn nhé

1. Vôi hóa cột sống thắt lưng là gì?

Khi các khoáng chất canxi bị lắng đọng và tích tụ vào các mấu ngang, mấu gai của cột sống sẽ gây nên hiện tượng vôi hóa cột sống. Từ đó sẽ gây sự đè nén, chèn ép lên các cơ quan thụ cảm, các dây thần kinh xung quanh và làm xuất hiện các cơn đau dữ dội ở vùng cổ và vùng lưng. Đôi khi các cơn đau còn bị lan xuống các chi.

Vôi hóa cột sống thắt lưng là gì?

Vôi hóa cột sống xảy ra là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng thúc đẩy bệnh lý phát triển như viêm khớp, dây chằng bị quá tải, làm việc sai tư thế. Vôi hóa cột sống có hai dạng chủ yếu là vôi hóa cột sống cổ, vôi hóa cột sống lưng.

Vôi hóa cột sống thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi. Mặc dù vậy, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần trong những năm gần đây. Đặc biệt, tình trạng vôi hóa cột sống thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới hơn là nữ giới.

2. Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống thắt lưng

Do quá trình lão hóa của cơ thể: Tuổi các cao, kết cấu của các khớp sẽ trở nên lỏng lẻo và yếu dần theo thời gian. Lúc này, các sụn sẽ không được tái tạo và rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống.

Do thiếu máu: Thiếu hụt máu sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất đến các khớp xương. Từ đó khiến cho các khớp xương bị xốp và dần bị vôi hóa.

Sai tư thế khi làm việc: Các thói quen làm việc như ngồi quá lâu ở một vị trí, ít vận động hoặc làm các công việc quá nặng cũng làm tăng nguy cơ bị vôi hóa cột sống. Nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, công nhân may mặc, công nhân bê vác… là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.

Do chấn thương: Vôi hóa cột sống do chấn thương khi làm việc hoặc tai nạn cũng khiến cho các đốt sống bị biến đổi.

Do sự lắng đọng canxi: Khi lượng canxi bị tích tụ quá nhiều trong các khớp sẽ khiến cho cột sống dần bị vôi hóa. Theo thời gian, tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng.

Thừa cân, béo phì : Điều này khiến cho trọng lượng cơ thể đè nén lên các khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vôi hóa cột sống. Để không gặp phải tình trạng này, bạn cần lên kế hoạch giảm cân để hạn chế nguy cơ bị vôi hóa cột sống.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng quá ít hoặc quá nhiều canxi cũng là tác nhân gây nên căn bệnh vôi hóa cột sống.

Triệu chứng vôi hóa cột sống thắt lưng

3. Triệu chứng vôi hóa cột sống thắt lưng

Tùy theo từng trường hợp nặng hay nhẹ mà người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng khác nhau. Thông thường khi mắc bệnh vôi hóa cột sống sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Có dấu hiệu đau nhức tập trung ở vùng cổ và thắt lưng. Đó là do vôi hóa cột sống làm hình thành các gai xương, các gai xương sẽ tiếp xúc với các cơ, rễ thần kinh làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
  • Hoạt động của tay và chân yếu dần do thường xuyên đau nhức và chịu ảnh hương của hiện tượng vôi hóa cột sống kéo dài. Nghiêm trọng hơn là có thể làm teo cơ và làm cho các chi mất dần hoạt động.
  • Có cảm giác tê ở cổ và thắt lưng do các gai xương chèn ép và tác động lên các dây thần kinh. Điều này nếu không kiểm soát sẽ lan sang các chi khiến cho người bệnh vôi hóa cột sống không thể điều khiển được hoạt động của mình.
  • Đại tiện tiểu tiện mất kiểm soát do ống tủy bị thu hẹp.

4. Chia sẻ cách điều trị vôi hóa cột sống thắt lưng

Dùng thuốc Tây

  • Thuốc chống viêm, giảm đau: Có tác dụng làm thuyên giảm các cơn đau một cách nhanh chóng và tức thời. Tiêu biểu như nhóm thuốc Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac…
  • Thuốc có tác dụng làm giãn cơ: Loại thuốc này có công dụng hạn chế sự co thắt ở các vùng cơ bị đau. Một số thuốc làm giãn cơ phải kể đến như Cyclobenzaprine, Mydocalm…
  • Thuốc làm tăng trưởng khớp và sụn: Chondroitin, Glucosamine…

Phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng đả thông kinh mạch, tăng cường khả năng tuần hoàn, lưu thông máu và giảm đau một cách hiệu quả. Khi bị vôi hóa cột sống, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như:

  • Bài tập yoga, tập thể dục.
  • Sử dụng máy chiếu xung điện với bước sóng ngắn.
  • Dùng tia hồng ngoại.
  • Các bài tập giúp kéo giãn vùng cột sống.
  • Sử dụng điện năng hoặc nhiệt.

Trên đây là những chia sẻ về bài thuốc dân tộc chữa khớp bừng lá lốt . Hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm nay. Mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm cách điều trị chữa khớp bằng lá lốt vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *