1. Traffic là gì
Trong SEO nói riêng và các phương tiện truyền thông online nói chung, thuật ngữ traffic website đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. Tuy nhiên liệu bạn đã hiểu rõ hết về traffic là gì? Có những loại traffic nào trên website chưa?
Traffic website là một thuật ngữ trong SEO để minh họa cho lưu lượng truy cập của một website bất kỳ nào đó. Mục tiêu là để người đọc biết được số lượng các lần truy cập của người dùng vào website.
Traffic website được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Dựa trên tiêu chí phân loại theo kênh trên Google Analytic thì traffic website được phân loại theo 8 kênh chính gồm có:
Organic Traffic: Là lượng người dùng truy cập vào website từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của google.
Xem thêm:http://hoangpr.vn/yoast-seo-la-gi-cach-tan-dung-yoast-seo-de-cai-thien-chi-so-google/
Paid search: Là lượng truy cập của người dùng vào website bằng kết quả quảng cáo khi xuất hiện một truy vấn trên công cụ tìm kiếm google (Paid search được
Display: Là lượng truy cập của người dùng vào website bằng những kết quả quảng cáo hiển thị.
Referral Traffic: Là lượng truy cập của người dùng từ các trang web khác vào website, thông qua một Backlink hoặc quảng cáo của website có đặt trên các trang đó. Các trang được đặt Backlink lúc này đóng vai trò như một trang giới thiệu cho website.
Social Traffic: Là lượng truy cập của người dùng chuyển đến từ các trang mạng xã hội, thông qua một bài viết hoặc quảng cáo được đăng trên các trang mạng xã hội. (bao gồm Google+ ,Facebook, Twitter,…)
Direct Traffic: Là lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website và không thông qua các website trung gian nào khác. Như vậy, một truy cập vào website có thể có 2 tính chất: Direct và Non-Direct. Trong đó, Non-Direct Traffic bao gồm Social Traffic, Referral Traffic và Organic Search Traffic, tức là 3 loại traffic còn lại.
Email: Nguồn traffic đến từ Email Marketing, các liên kết trong email.
(Other): Các nguồn khác chưa được phân loại.
2. Các công cụ kiểm tra traffic website
A, Công cụ kiểm tra trên website
a,1 Google Analytic
Google Analytic là một công cụ trực tuyến cho phép người sử dụng có thể theo dõi được các số liệu trên website.
Google Analytics cung cấp cho người sử dụng các dữ liệu về traffic, kênh traffic, nguồn phương tiện traffic. Ngoài ra analytic cũng có biết các hành vi cụ thể của người tiêu dùng trên website của bạn…
Chức năng tiêu biểu của google analytic để theo dõi traffic của website bao gồm:
Báo cáo thời gian thực cho ta biết số người đang trên website, họ đang ở trang nào của web; họ đến từ nguồn nào; họ đến từ vị trí địa lý nào.
Công cụ analytic cũng cho phép theo dõi được số lượng người dùng vào trang, lượng người dùng mới, số phiên, số lần xem trang như biểu đồ hình ảnh thể hiện dưới đây.
Analytic cũng thống kê chi tiết lưu lượng truy cập website (bao gồm: người dùng, người dùng mới, số phiên, tỷ lệ thoát, thời gian trung bình của phiên…) theo ngày, tháng, năm ở từng kênh cụ thể.
Đặc biệt Analytic còn cho phép bạn kiểm tra được luồng hành vi của người dùng. Chức năng này cho phép biết được số lần xem trang, tỷ lệ thoát, thời gian trung bình trên website. Giúp chủ website biết được cần phải cải thiện những phần nào, hay cần tập trung cho nội dung gì của website để giữ chân người dùng ở lại lâu hơn.
>>> Xem ngay: http://hoangpr.vn/google-analytics-la-gi-cac-chi-so-trong-google-analytics-quan-trong/
a.2 Google Search Console
Google Search Console là một dịch vụ miễn phí mà Google cung cấp để giúp bạn theo dõi, duy trì và khắc phục sự cố liên quan đến sự hiện diện của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Không giống như ở Google Analytic, với Search Console traffic được thống kê chỉ tính riêng của Traffic tự nhiên ngoài ra công cụ không thu nạp traffic của bất kể nguồn nào khác.
Với công cụ Search Console chủ website có thể theo dõi traffic người dùng bằng chỉ số “tổng số lần nhấp chuột của người dùng” vào trang website.
Hướng dẫn cách theo dõi traffic từ Search Console
Bước 1: Vào đường link công cụ Search Console, rồi vào phần hiệu suất
Bước 2: Điền phạm vi ngày cần kiểm tra traffic
Bước 3: Kiểm tra lưu lượng truy cập của website ở phần tổng số lượng tìm kiếm
Ngoài ra trên Search Console người dùng còn có thể kiểm tra được traffic vào website cụ thể với từng trang, quốc gia, thiết bị, ngày
Để tìm kiếm lưu lượng truy cập của người dùng theo một tiêu chí nhập vào của người dùng, bạn có thể thực hiện như sau:
B. Công cụ kiểm tra traffic của website đối thủ
B.1 Công cụ Ahrefs
Ahrefs là công cụ nổi tiếng để phân tích Backlink và những yếu tố SEO khác bao gồm việc theo dõi và kiểm tra traffic của website. Đây là một công cụ hữu ích được rất nhiều SEOer, nhà quản trị website lựa chọn.
Tuy nhiên với công cụ này nếu muốn sử dụng bạn cần phải trả phí để sử dụng, phí phải bỏ ra sẽ tương ứng với số tính năng bạn sử dụng được.
3 chỉ số trong Ahref bạn có thể theo dõi gồm có:
Organic Keywords: Tổng số từ khóa mà khách hàng tìm đến được trang đang nằm trong Top 100 của Google.
Organic Traffic: Chỉ số ước chừng lượng Traffic mang lại cho trang từ kết quả SEO dựa trên số từ khóa đang nằm trong Top 100 Google.
Traffic Value: Số tiền ước tính bạn cần trả cho lượng traffic tự nhiên vào trang như hiện tại bằng kết quả từ quảng cáo Google Ads.

Có thể bạn quan tâm: phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing
B.2. Công cụ SimilarWeb
SimilarWeb là công cụ kiểm tra traffic website khá đầy đủ hơn so với Ahrefs.
SimilarWeb có bản trả phí giới hạn, bạn có thể trải nghiệm thử trước khi mua gói trả phí chính thức. SimilarWeb cho phép kiểm tra những thông số về traffic như sau:
Nguồn traffic theo quốc gia và theo danh mục lĩnh vực
Referrals traffic là những trang mang về traffic referral cho website
Search traffic gồm organic search và paid search
Display advertising là nguồn traffic từ quảng cáo hiển thị
Số lượng người dùng vào trang
B.3. Công cụ Alexa
Alexa cũng thuộc một trong số những tool check traffic có trả phí khá được ưa chuộng hiện nay. Đối với một người quản trị website chuyên nghiệp thì công cụ này vô cùng hữu ích vì nó cung cấp rất nhiều thông số để phân tích.
Những tính năng nổi bật của công cụ này có thể kể đến như Traffic source; Referral sites; Audience overlap; Độ phổ biến của website (dựa trên lượt truy cập và pageview trong 90 ngày)
B.4. Công cụ SEMRush
SEMRush hỗ trợ người dùng phân tích xem công chúng đang có xu hướng tìm kiếm về cái gì và từ khóa đó có thể đem lại bao nhiêu traffic về cho website.
Nhờ công cụ này bạn cũng có thể kiểm tra dữ liệu của đối thủ, để biết được từ khóa nào đang cạnh tranh giữa website của mình và đối thủ, từ khóa nào có thể mang về nhiều traffic cho website.
B.5. Traffic Estimate
Traffic Estimate là công cụ cho phép bạn kiểm tra traffic miễn phí ở bất kỳ tên miền nào, với ưu điểm vượt trội này bạn có thể theo dõi lượng Traffic của đối thủ bất cứ khi nào, do đó bạn cũng có thể dễ dàng so sánh website của mình khi cần đưa ra những chiến lược để tăng traffic.
Công cụ này có bản dùng thử miễn phí với những tính năng cơ bản, còn nếu bạn muốn biết được xu hướng tăng trưởng của website hay nhiều tính năng hơn nữa bạn phải đăng ký bản Pro khoảng 30$ 1 tháng
Nguồn: SEONGON