Cổ chân bị đau nhức là bệnh gì? BS giải đáp

Bạn có biết cổ chân bị đau nhức là bệnh gì không?  những nguyên nhân về bệnh lý xương khớp nào sẽ xảy ra khi gặp phải tình trạng viêm đau xương khớp ở vùng cổ chân. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Một số nguyên nhân khiến cho cổ chân bị đau nhức

Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Trừ các yếu tố do chấn thương vật lý trong lao động, do tai nạn… thì có những nguyên nhân bệnh lý sau gây ra tình trạng này:

Bệnh thoái hóa khớp

Đây là tình trạng phần xương sụn bao bọc các đầu xương bị bào mòn, tổn thương do lão hóa tự nhiên. Thường gặp nhất là thoái hóa khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp. Khi sụn khớp bị hư tổn, các đầu xương cọ xát vào nhau trong quá trình người bệnh di chuyển, vận động gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động.

Cổ chân bị đau nhức là bệnh gì? BS giải đáp

Bệnh gút (gout)

Đây là bệnh gây ra do quá trình tích tụ acid uric trong máu, hình thành cách tinh thể nhỏ tập trung tại các khớp gây viêm nhiễm, sưng đau. Bệnh gút thường ảnh hưởng tới khớp ngón chân cái, khớp gối, mắt cá chân, bàn chân… nếu không được điều trị kịp thời để bệnh chuyển sang thể mãn tính có thể gây phá hủy sụn, biến dạng khớp vĩnh viễn, thậm chí là tàn phế.

Loãng xương

Là tình trạng suy giảm mật độ canxi trong xương khiến cho xương bị giòn, xốp và dễ gãy dù chỉ bị va chạm hay chấn thương nhẹ. Trước kia, giòn xương rất phổ biến ở người cao tuổi khiến họ bị đau nhức lưng, đau mạn sườn, đau dọc cột sống thắt lưng… nhưng hiện nay bệnh này có nguy cơ trẻ hóa do thói quen ăn uống và làm việc không điều độ.

Viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh rối loạn tự miễn gây sưng đau tại nhiều khớp xương trong cơ thể. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng viêm sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn gây biến dạng, tàn phế.

Lao xương

Là bệnh gây ra do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis. Bệnh thường ảnh hưởng đến khớp háng, khớp gối và xương cột sống, gây ra các cơn đau đớn khổ sở vô cùng.

2. Cách điều trị cổ chân bị đau nhức hiệu quả nhất

Như đã phân tích ở trên, triệu chứng đau mỏi và tê nhức xương khớp tại vị trí cổ chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy nên, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và mức độ đau nhức xương để đưa ra một trong các biện pháp chữa trị sau:

Uống thuốc giảm đau, kháng viêm

Nếu cơn đau xương khớp cổ chân không phải do viêm khớp, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám bởi rất có thể xương khớp của bạn đã bị viêm, cần được bác sĩ kê đơn thuốc chữa viêm phù hợp.

Tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp

Đây là 1 trong những giải pháp giảm đau giảm viêm hiệu quả, nhanh chóng và có thể duy trì tác dụng lên đến nửa năm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ viêm nhiễm, biến chứng, các bạn cần lưu ý 2 điều dưới đây khi tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp:

Phẫu thuật chỉnh sửa khớp

Xương khớp bị tổn thương, hư hỏng nặng gây ra cảm giác đau nhức dai dẳng và giảm khả năng vận động. Lúc này, nếu chỉ uống thuốc hay tiêm thuốc sẽ không giải quyết được dứt điểm bệnh lý mà phẫu thuật mới là lựa chọn lý tưởng.

Phẫu thuật nội soi khớp

Phương pháp này cho phép các bác sĩ sửa chữa những phần hư hỏng của khớp như loại bỏ sụn xù xì, làm mịn bóng bề mặt xương… mà không cần mở đường mổ lớn. Phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến cho khớp đầu gối và khớp vai.

Phẫu thuật thay thế khớp

Khi các khớp bị hư hỏng nặng và không có khả năng phục hồi được nữa, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng khớp nhân tạo. Khớp hông và khớp đầu gối là những vị trí thường được phẫu thuật thay khớp nhân tạo, nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể áp dụng với cả khớp ngón tay, khuỷu tay và khớp lưng.

Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng đau nhức xương khớp. Hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm nay. Mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm hiện tượng đau nhức xương khớp vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *