Nếu bạn đang thắc mắc ở câu hỏi: ” người mắc bị bệnh gút có được ăn trứng không? ” và những điều gì cần lưu ý khi bị bệnh Gout. Những chia sẻ của các bác sỹ tại bệnh viện An Việt dưới đây sẽ giúp bạ giải đáp được thắc mắc mà nhiều người đang gặp phải này.
1. Người mắc bị bệnh gút có được ăn trứng không?
Bệnh gút hay bệnh gout là một dạng viêm khớp được gây ra bởi sự dư thừa axit uric trong máu. Thông thường, cơ thể tạo ra axit uric thể phá vỡ purin. Đây là những hóa chất tự nhiên trong cơ thể và một số loại thực phẩm. Khi có quá nhiều axit uric trong máu (do cơ thể sản xuất hoặc do chế độ ăn uống không phù hợp), cơ thể không thể loại bỏ axit uric phù hợp. Điều này dẫn đến việc tích tụ các tinh thể axit trong khớp và dẫn đến bệnh gút.
Sử dụng thực phẩm giàu purin có thể làm tăng axit uric và khiến cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric. Do đó, người bệnh gout cần tránh việc tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều purin như thịt động vật (đặc biệt là thịt đỏ) và các loại động vật có vỏ.
Hầu như tất cả các loại trứng đều có chứa một lượng axit béo omega 3 và một nguồn protein phong phú với hàm lượng purin thấp. Trứng cũng rất ít purin và có tính kiềm khi được tiêu hóa, cả hai thành phần này đều có thể giảm nguy cơ tăng axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, axit béo omega 3 trong trứng cũng có thể hỗ trợ giảm viêm, chống viêm khớp và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Theo các nghiên cứu, trứng rất giàu protein, vitamin B, choline, axit folic và biotin. Axit folic làm giảm nồng độ axit uric, do đó thành phần này có thể được bổ sung vào thực đơn dành cho người bệnh gút.
Tuy nhiên về mặt nhược điểm, trứng tương đối giàu cholesterol và chất béo. Do đó, người bệnh gout cần cân bằng tiêu thụ trứng trong chế độ ăn kiêng.
Tham khảo thêm phương pháp chữa bệnh gout bằng lá vối tươi được nhiều bác sỹ khuyên bạn nên tham khảo.
2. Lời khuyên cho những người mắc bệnh Gout
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp
Tập luyện thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp gia tăng sự dẻo dai cho xương khớp và cải thiện sức khoẻ. Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp bạn đào thải axit uric tốt hơn. Tuy nhiên, không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương xương khớp, tăng lượng axit uric giải phóng ra.
Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái
Bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Tránh các yếu tố tâm lý gây căng thẳng, lo lắng,… Những yếu tố này có thể gây rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ và tình trạng bệnh gout.
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ điều trị Gout
Ngoài các thực phẩm bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tốt cho người bệnh gout, hỗ trợ quá trình điều trị và giảm bớt các triệu chứng đau nhức do gout gây ra.
Trên đây là những giải đáp người mắc bị bệnh gút có được ăn trứng không?. Hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm nay. Mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm thói quen xấu làm đau nhức xương khớp ? vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp ngay nhé.