Tổng quan về Performance Marketing – Các phương pháp Digital

Performance Marketing là gì?

Cụm từ Digital Marketing là bao gồm tất cả những gì liên quan đến marketing từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Thì Performance marketing chính là một nhánh nhỏ của lĩnh vực này. Dịch ra nghĩa tiếng Việt thì nó chính là tiếp thị hiệu suất. Hay nói đúng hơn là tạo một chiến dịch tiếp thị dựa trên hiệu suất đạt được.

>>> Xem ngay: chiến dịch digital marketing là gì

Hiệu suất này được quy định ra từ đầu, là kết quả mà người làm marketing mong muốn đạt được. Ví dụ như các click chuột, đơn đặt hàng, leads… Performance Marketing mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện nó.

Cụ thể hơn là khi đặt hiệu suất mong muốn cho chiến dịch tiếp thị. Doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho người, đơn vị thực hiện khi hoàn thành kết quả cụ thể. Vì thế họ có thể an tâm hơn về nguồn ngân sách của mình được đặt đúng nơi, đúng chỗ.

John Wanamaker từng nói rằng “Một nửa số tiền tôi chi cho quảng cáo là lãng phí. Vấn đề là tôi còn không biết đó là nửa nào”. Nếu bạn áp dụng quảng cáo dựa trên hiệu suất bạn sẽ không còn lo lãng phí nữa.

Các nhóm đối tượng chủ yếu của Performance Marketing

Tìm hiểu về những nhóm đối tượng nên áp dụng tiếp thị hiệu suất rất quan trọng. Nó giúp bạn biết trước và ứng dụng tiếp thị hiệu quả hơn. Bởi mỗi một nhánh digital marketing sẽ có những thế mạnh và hạn chế riêng. Sau đây là những nhóm đối tượng nên áp dụng loại hình tiếp thị hiệu suất.

Có thể bạn quan tâm: phương pháp tiết kiệm chi phí trong Digital Marketing

1. Retailers và Merchants

Retailers và Merchants (nhà bán lẻ, công ty thương mại điện tử và người bán) là nhóm đối tượng đầu tiên nên chọn tiếp thị hiệu suất. Họ muốn bán sản phẩm hoặc quảng bá thương hiệu thông qua các đối tác liên kết và nhà xuất bản. Tuy nhiên họ lại không biết làm sao để đảm bảo ngân sách của mình. Performance Marketing chính là giải pháp hữu hiệu.

2. Affiliates và Publishers

Affiliates và Publishers hay chính là nhóm các chi nhánh và nhà xuất bản. Có thể dưới các dạng như tạp chí online, blog, trang web coupon, trang web đánh giá sản phẩm… Đây chính là nhóm đối tác tiếp thị, họ giúp doanh nghiệp tiếp thị thương hiệu, sản phẩm và nhận hoa hồng.

3.Third-Party Tracking Platforms và Affiliate Networks 

Nhóm này chính là nền tảng theo dõi của bên thứ 3 và các mạng lưới đối tác liên kết. Nền tảng này hoạt động giống như một sàn giao dịch có bên mua và bên bán. Sàn giúp kết nối cả bên bán với các đối tác liên kết và làm nhiều nhiệm vụ khác nhau như: Cung cấp công cụ tiếp thị, quản lý chuyển đổi, thanh toán trung gian, giải quyết tranh chấp…

4. Affiliate Managers và OPMs (Outsourced Program Management Companies)

Quản lý đơn vị liên kết và doanh nghiệp quản lý chương trình thuê ngoài cũng là đối tượng của Performance Marketing. Một số mạng lưới và nhà quảng cáo có thể có nhiều chuyên viên để hỗ trợ các vấn đề về liên kết. Hoặc là thuê ngoài các đại lý để quản lý các chương trình tiếp thị của mình hoặc hỗ trợ cho team.

Những lợi ích mà tiếp thị hiệu suất mang lại là gì?

Mỗi một doanh nghiệp khi đề ra chiến dịch tiếp thị đều mong muốn đem lại hệu quả. Tất nhiên để làm được điều đó cần phải có sự nghiên cứu và chọn lựa kỹ càng. Nếu chọn tiếp thị hiệu suất sẽ mang lại cho doanh nghiệp bạn nhiều lợi ích trong chiến dịch của mình. Đó là:

  • Thông qua bên thứ 3 để xây dựng thương hiệu của bạn bằng chính nagan sách và khách hàng của họ. Bạn sẽ tăng được lưu lượng truy cập, tương tác khách hàng cũng như mở rộng thị phần.
  • Performance Marketing giúp tiết kiệm ngân sách do CPA thấp và ROI cao. Hơn nữa giảm được rủi ro khi tiếp thị thất bại vì chỉ thanh toán khi chiến dịch đạt mức mong muốn.
  • Có thể theo dõi, đo lường cũng như đánh giá kế hoạch tiếp thị.
  • Kiểm soát được nguồn gốc đơn hàng, xác định chính xác kênh và đối tác sinh lợi để đầu tư.

Nhìn chung đây là hình thức tiếp thị được ứng dụng rất phổ biến và mạnh mẽ hiện nay. Kênh tiếp thị này được đánh giá là an toàn để bạn an tâm khi muốn tiếp thị hiệu quả.

Xem thêm: Đo lường hiệu quả quảng cáo Google Ads

Marketplace là gì

Marketplace là một hình thức B2C – Business to Customer cho phép khách hàng và doanh nghiệp giao dịch trên internet. Nó thuộc mô hình thương mại điện tử, là sàn trung gian để kết nối người bán với người mua. Nói cách khác thì nó chính là một cái chợ ảo, chợ trực tuyến tập trung cả bên bán và bên mua.

Bạn có thể hình dung bản chất của Marketplace như thế này: Ở bất kỳ khu chợ nào nếu bạn muốn bán hàng thì bạn phải thuê mặt bằng, kiot, gian hàng. Nhằm xúc tiến hoạt động bán hàng của mình như trưng bày, giới thiệu sản phẩm. 

Khi đó khách hàng sẽ đi (lướt web trên sàn giao dịch) và thấy được sản phẩm của bạn. Nếu đó là sản phẩm họ cần thì họ sẽ mua nhưng không phải trả tiền trực tiếp mà có thể thông qua bên thứ 3.

Xem ngay: Digital Marketing là gì?

Các hình thức của Marketplace 

Marketplace là gì cũng không khó để định nghĩa, vậy nó có những hình thức nào bạn đã biết. Tuỳ vào loại hình sản phẩm hay dịch vụ của mình mà bạn cần nắm rõ để lựa chọn hình thức tham gia Marketplace phù hợp. Hiện Marketplace có những hình thức sau đây.

C2C Marketplace

C2C Marketplace (Consumer To Consumer) là hình thức chợ trực tuyến giữa các cá nhân, hộ kinh doanh với người mua. Tức là nếu bạn có sản phẩm để bán trên sàn giao dịch hoặc nền tảng giao dịch đều có thể áp dụng. Bạn có thể bán hàng cho khách hàng và thỏa thuận giá cả, cách giao hàng trực tiếp trên đó.

Hình thức này phù hợp với các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Những đối tượng này ít khi có website cũng như ít chi phí để thực hiện tiếp thị trực tuyến.

B2C Marketplace 

C2C là giao dịch hàng hóa giữa người tiêu dùng với nhau. Bậy B2C Marketplace là gì chắc bạn đang rất tò mò đúng không? B2C chính là viết tắt của Business-to-consumer. Mô hình kinh doanh trên Marketplace thông qua việc kết nối sản phẩm chính hãng của nhà phân phối, các doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Trên Marketplace bạn có thể vào danh mục Mall trên sàn giao dịch để xem các sản phẩm .

Với những sàn giao dịch điện tử uy tín như (Shopee, Lazada, Tiki…) thì doanh nghiệp (người bán) cần phải xác minh được thông tin đầy đủ. Bao gồm giấy tờ hoặc chứng từ đáng tin cậy đã được pháp luật công nhận. Vì thế bán hàng theo hình thức này sẽ dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ khách hàng.

Có thể bạn quan tâm: Những nguyên tắc Google Marketing chuyên sâu hiệu quả

Nếu dựa theo sản phẩm sẽ có các hình thức Marketplace là:

Marketplace dọc

Marketplace là gì chính là chợ ảo, vậy Marketplace dọc là gì? Đây là nơi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giống hoặc tương tự nhau từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên thị trường. Ví dụ như ứng dụng Gojeck đặt xe moto, các nhà cung cấp đều cung cấp dịch vụ xe này.

Marketplace ngang

Marketplace là hình thức cung cấp các sản phẩm trong cùng 1 nhóm ngành hay lĩnh vực. Ví dụ nhóm ngành ăn uống, nhóm ngành làm đẹp…Tức là cung cấp một nhóm ngành nhưng trong nhóm ngành đó lại đa dạng sản phẩm tương tự nhau của nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Marketplace hỗn hợp

Đúng như tên gọi thì Marketplace hỗn hợp là chợ bán đa dạng sản phẩm. Là loại Marketplace bán đa dạng tất cả các sản phẩm khác nhau. Với các sàn giao dịch này khách hàng sẽ có đa dạng lựa chọn và độ cạnh tranh bán hàng cũng khá cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *