Bệnh loãng xương là căn bệnh hay gặp nhất trong các bệnh lý về xương khớp trên toàn thế giới. Theo các số liệu thống kê cho thấy bệnh thường gặp ở nữ hơn là nam giới, với tỷ lệ 3:1. Những hậu quả mà bệnh lý này để lại rất nặng nề đến sức khỏe ví dụ như: Làm cho xương trở nên giòn mỏng manh và rất dễ gãy, kể cả khi không bị chấn thương
Bệnh này thường hay xuất hiện ở người ở độ tuổi trung niên trở lên, vì trong quá trình tạo xương bắt đầu suy giảm còn quá trình hủy xương lại chiếm phần nhiều hơn do sự gia tăng số lượng của hủy cốt bào ở độ tuổi từ 30 trở lên. Hậu quả là các bè xương mỏng đi, bớt chắc khỏe, số lượng bè cũng giảm, tạo ra các khoang rỗng bên trong xương. Người ta thường gọi tình trạng này là xốp xương hoặc loãng xương.
Những triệu chứng hay gặp nhất của bệnh loãng xương
Khi bệnh loang xương bắt đầu xuất hiện thì chúng ta rất khó có thể phát hiện ra bởi chúng không có biểu hiện rõ mà chỉ âm thầm hoành hành, khi có dấu hiệu lâm sàng thì thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã mất đi 30% khối lượng xương.
Cảm thấy đau cột sống lưng
Đau ngang thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Đau dọc cột sống và kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ mỗi khi thay đổi tư thế.
Tần xuất đau nhức xương khớp tăng lên
Đau nhức xương khớp, đặc biệt là những ngón tay có cảm giác đau nhức, mỏi rã rời từ đầu xương chạy dọc theo xương dài. Ngoài ra còn có cảm giác uể oải, tê buốt thỉnh thoảng bị đau như bị con gì đó đang cắn trong xương.
Xương giòn và dễ bị gãy khi va chạm nhẹ
Biểu hiện của hiện tượng loãng xương ở mức độ nặng là gãy xương, xương rất giòn, có thể dễ dàng gãy chỉ cần một tác động nhỏ.
Không phát triển về chiều cao
Một triệu chứng khá rõ ràng và có thể quan sát được của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau ở vùng lưng (cột sống ngực) và thắt lưng. Khi nặng hơn sẽ thấy gù lưng và dáng đi khòm.
Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương
Theo chia sẻ của các bác sỹ có kinh nghiệm thì bệnh loãng xương xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể do di truyền trong gia đình hoặc do chế độ dinh dưỡng sinh hoạt không hợp lý. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể dẫn đến loãng xương mà chúng tôi tổng hợp được:
Di truyền
Nếu cha mẹ đã được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương dưới tuổi 50 thì nguy cơ loãng xương và gãy xương ở con cái sẽ không tránh khỏi và có thể gia tăng.
Xương mỏng và tỷ trọng xương thấp
Nếu khi trẻ tỷ trọng và khối lượng xương của bạn quá thấp thì nguy cơ phát triển chứng loãng xương sẽ càng trầm trọng hơn khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh.
“Chu kỳ” của phụ nữ
Khi đến chu kỳ hàng tháng của phụ nữ có thể hàm lượng estrogen giảm nên sẽ ảnh hưởng xấu đến xương. Ngoài ra, thời gian mãn kinh cũng là thời kỳ mà hàm lượng estrogen giảm nhanh nhất, nó sẽ làm giảm mật độ của xương nhiều hơn ở độ tuổi này.
Thiếu cân
Những trẻ sinh ra bị thiếu cân, trẻ thấp còi do chế độ dinh dưỡng hoặc lối sinh hoạt thể dục thể thao không lành mạnh dễ mắc bệnh loãng xương. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao cũng dễ gặp ở những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân không khoa học.
Dùng thuốc Corticosteroids quá lâu
Khi dùng lượng corticosteroids trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
Khi phát hiện thấy các triệu chứng và nguyên nhân bất thường của bệnh loãng xương bạn nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và chữa trị ngay nhé. Ngoài ra, mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm bệnh loãng xương nên ăn gì vui lòng liên hệ ngay 19002838 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.