Để đo lường và đánh giá một website hoạt động hiệu quả không hoặc muốn SEO website hiệu quả. Phân tích website chính là công việc mà bất kỳ SEOer nào cũng cần phải thực hiện. Tuy nhiên với các chủ doanh nghiệp, người có website chưa chắc hiểu rõ công việc này. Bạn có muốn tìm hiểu về công việc phân tích trên website này không? Hãy cập nhật ngay bài viết của Hoàng Pr dưới đây.
Phân tích website là gì?
Website là một trong những công cụ không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay. Nhờ có website chúng ta có thể nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp. Giới thiệu được với khách hàng các sản phẩm, dịch vụ của mình ngay trên web tựa như một cửa hàng online vậy.
Mục đích cuối cùng mà bất kỳ ai tạo ra một website chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu về lợi nhuận cao. Có thể thấy các kênh kinh doanh trực tuyến hiện nay phát triển vô cùng rầm rộ. Dần tồn tại song song và phát triển cùng các phương thức bán hàng trực tiếp.
Có thể bạn quan tâm: Marketplace là gì và các hình thức của Marketplace
Phân tích website là thực hiện thu thập, đo lường các dữ liệu để phân tích và báo cáo nhằm tối ưu hóa website. Đây là công việc rất cần thiết mà bất kỳ ai đang tạo và sở hữu website nên làm. Bởi việc phân tích web này sẽ đem lại nhiều lợi ích thực tế.
Phân tích web giúp chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá cũng như cải thiện hiệu quả website. Ngoài phân tích web cho chính bản thân doanh nghiệp đó thì việc phân tích này còn dùng cho các web đối thủ. Từ đó hiểu được thế mạnh, thế yếu của website và đưa ra điều chỉnh hợp lý. Có rất nhiều tiêu chí cần đo lường và phân tích web hãy xem ở phần tiếp nhé.
Những yếu tố cần quan tâm khi phân tích website
Khi muốn phân tích web chúng ta có rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó những yếu tố quan trọng nhất phải kể đến là:
Mục đích trang web là gì
Không phải website nào cũng giống nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực , ngành hàng mà website có những đặc thù riêng. Website bán hàng sẽ khác với website tăng thương hiệu hay website du lịch…chẳng hạn. Dựa vào mục đích định hướng website chúng ta mới phân tích hiệu quả được.
User Interface (Bề mặt website mà người dùng nhìn thấy)
Những yếu tố này bao hàm nhiều thứ như hình ảnh, nội dung, giao diện, thiết kế…Nói tóm lại là nếu ví website là ngôi nhà thì các yếu tố này là những gì mà chúng ta nhìn thấy ở bên ngoài ngôi nhà. Dựa vào yếu tố này bạn có thể phân tích website và sắp xếp lại để tăng sự thu hút cho web.
User Experience (Trải nghiệm người dùng)
Khi người dùng sử dụng và tương tác trên website là việc họ đang trải nghiệm “cửa hàng” online của bạn. Nếu họ đánh giá sự trải nghiệm nãy hữu ích, thú vị thì sẽ thúc đẩy việc mua hàng hoá tốt hơn. Còn việc trải nghiệm không tốt bạn cần đánh giá lại website để cải thiện chúng.
Content (Nội dung)
Với những trang web mới xây dựng và chưa có gì trong đó bạn cần lên nội dung để xây dựng nó. Nhưng với những web đã lâu, có nội dung rồi hãy phân tích dữ liệu để xem thử cần bổ sung gì. Nội dung nào hiệu quả nên giữ lại còn nội dung không hữu ích cần loại bỏ.
Traffic (Lưu lượng truy cập)
Lượng người ghé thăm website cũng chính là yếu tố cần phân tích website. Nó cho thấy lượt truy cập của khách vào trang web như thế nào. Nếu lượt truy cập quá ít chứng tỏ khách hàng không hứng thú với web của bạn. Tuy nhiên không phải traffic cao là tốt, nó phải đi kèm với lượt thoát trang thấp mới hiệu quả.
Phân tích yếu tố này giúp bạn biết được tại sao khách hàng không thích ghé thăm “cửa hàng” của bạn. Nắm rõ được số lượt truy cập hàng ngày, hàng tháng, tỷ lệ thoát trang như thế nào, lượt truy cập tự nhiên hay lượt truy cập “ảo”.
Onpage, offpage
Nếu muốn website được nhiều người dùng trông thấy hơn thì bạn phải tối ưu web để đưa web có thứ hạng cao hơn. Đây chính là công việc SEO onpage và SEO offpage.
Xem ngay:Digital Marketing là gì?
Lợi ích của việc phân tích website
Phân tích web đem lại nhiều lợi ích cho bất kỳ người (tổ chức) nào sở hữu web. Vậy những lợi ích cụ thể cơ bản nhất đó là:
- Theo dõi được lịch sử thăng hạng của trang web như thế nào thông qua công cụ phân tích web.
- Giúp phát hiện website có bị lỗi không, lỗi chỗ nào để khắc phục.
- Nắm được các dữ liệu của đối thủ cạnh tranh cùng ngành, cùng lĩnh vực. Biết được điểm mạnh, điểm yếu của website để cải thiện.
Có rất nhiều công cụ phân tích website để bạn ứng dụng như:
- Công cụ phân tích thông số website giúp thống kê, phân tích các dữ liệu chính xác và chi tiết cũng như khuyến cáo cải thiện trang web. Link công cụ: http://www.websiteoptimization.com/
- Google Analytics: Đây là một công cụ miễn phí do Google cung cấp (nếu trên 10 triệu lượt truy cập mỗi tháng cần đóng phí).
- Piwik: Công cụ mà nhiều người chọn nếu không dùng Google Analytics. Công cụ này thích hợp với nhiều hình thức website khác nhau như mạng nội bộ, thương mại điện tử…
- Clicky: Đây là một công cụ phân tích web có mức chi phí khá rẻ được nhiều người lựa chọn. Nó được đánh giá khá cao với các thông số phân tích tương tự như Google Analytics..
Conversion rate là gì? (Tăng tỷ lệ chuyển đổi là gì?)
Muốn đạt được mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh và bán hàng hiệu quả đó là doanh thu và lợi nhuận. Bạn cần phải có nhiều chiến lược và giải pháp marketing khác nhau. Lượng người mua hàng online ngày càng tăng đòi hỏi bạn phải nắm được cách thức để bán hàng trên mạng hiệu quả.
Cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng chính là cách mà bạn thu hút khách hàng để đạt mục tiêu này. Vậy Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi là gì bạn cần phải nắm cái này trước tiên. Bởi nó liên quan trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của bạn.
Có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về tỷ lệ chuyển đổi. Hiểu đơn giản thì tỷ lệ chuyển đổi chính là lưu lượng khách truy cập (mà bạn mong muốn) trên tổng lưu lượng khách truy cập vào website. Và lượng khách truy cập mà bạn mong muốn ở đây có thể hướng tới là khách mua hàng, khách bạn cần lấy thông tin…chẳng hạn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Ngành thương mại điện tử B2B và B2C là gì ?
Mục đích của việc tăng tỷ lệ chuyển đổi
Để hiểu tại sao CR có tầm quan trọng rất lớn chúng ta cũng cần nói thêm về một tiêu chí đó là ROI. Có thể xem ROI là tỷ lệ của doanh thu (khách hàng tiềm năng…) được xác định bằng công thức: ROI =Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Giá vốn hàng bán.
Vấn đề sâu xa là CR liên quan đến ROI nên ROI chính là nguyên nhân để bạn tìm cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Để tăng ROI thì bạn phải tăng được tỷ lệ chuyển đổi này cùng với mức ngân sách được xác định. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một mức ngân sách dành cho Marketing online này.
Conversion Rate (CR) là tổng số mục tiêu đạt được chia cho tổng số lượt truy cập vào website. Và tỷ lệ CR càng cao trên một mức ngân sách thì doanh thu (hoặc mục tiêu mong muốn) càng cao. Đây chính là lợi ích của việc tăng tỷ lệ chuyển đổi (tăng doanh thu hoặc mục tiêu mong muốn giúp tăng lợi nhuận trên cùng mức chi phí bỏ ra).
Làm cách nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả?
Mục tiêu của bài viết là cách để tăng CR, chúng ta hãy áp dụng tất cả các cách có thể miễn sao CR tăng. Và đây là những cách hiệu quả cơ bản nhất Hoàng PR tổng hợp để bạn tham khảo.
Hãy tối ưu giao diện của website
Giao diện website là toàn bộ bộ mặt của trang web của bạn, khách hàng sẽ nhìn thấy giao diện đầu tiên. Vì thế thiết kế website cần chú ý đến giao diện làm sao không chỉ thu hút mà còn níu chân khách hàng. Có thể là giao diện ấn tượng, nhiều sản phẩm để lựa chọn, thông điệp để khách hàng tin tưởng…
Tiến hành A/B Testing.
Cần phải test lưu lượng truy cập để tìm ra kiểu design nào phù hợp với website hay web page là mang lại hiệu quả cao. Bạn cũng có thể test thêm nhiều tiêu chí khác để nâng cao hiệu quả như nút kêu gọi hành động, màu sắc, bố cục trang…A/B testing là một tiêu chuẩn riêng biệt để tăng tỷ lệ chuyển đổi rất hiệu quả.
Xây dựng nội dung marketing hấp dẫn
Thường người tiêu dùng (khách hàng của bạn) sẽ có xu hướng tìm kiếm sản phẩm dịch vụ thông qua từ khóa (trên google). Cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi vô cùng quan trọng là content thu hút và hấp dẫn. Nội dung trên website mà bạn cung cấp đầy đủ, giải quyết được vấn đề của khách. Tất nhiên tỷ lệ họ trở thành khách hàng của bạn càng cao hơn.
Áp dụng Call-To-Action đúng cách
Call-to-active hay lời kêu gọi hành động được rất nhiều website áp dụng hiện nay. Nó làm cho hành vi thúc đẩy đăng ký, mua hàng (hoặc hướng tới mục tiêu đề ra của bạn) tăng cao. Bạn phải làm sao để họ thấy được tính khẩn cấp trên nút kêu gọi hành động đó. Ví dụ “chỉ còn 2 giờ nữa sẽ hết khuyến mãi”…chẳng hạn.